Làm sao đề phòng chứng thoát vị?

Thoát vị là gì? 
chung thoat vi

Khi cơ ở bụng bị hở hoặc rách khiến cho đoạn ruột ở đó tụt xuống và thoát ra ngoài khoang chứa, tạo nên một chỗ phình ở dưới da, sát bẹn phải. Hiện tượng bệnh lý đó gọi là thoát vị

Thoát vị thường xảy ra sau khi ráng sức nâng một vật nặng, hoặc sau khi người sản phụ cố rặn đẻ lúc lâm bồn. Cũng có khi một số trẻ sơ sinh bị thoát vị sau khi đẻ (thoát vị rốn, thoát vị bìu). Đặc biệt ở nam giới, thường gặp thoát vị bẹn. Hạch to cũng có thể nổi thành cục ở bẹn, tuy nhiên, ta có thể phân biệt thoát vị với hạch không khó khăn lắm, vì: 

- Thoát vị thường nằm sát bẹn, ở vị trí thấp nhất, khi người bệnh ho, thoát vị sẽ phình to hơn hoặc co lên. 
- Còn hạch thì lúc nào cũng nằm ở khoảng giữa bẹn; và khi người bệnh ho, hạch cũng không to hơn. 

Cách đề phòng chứng thoát vị 

• Để phòng chứng thoát vị, ta cần lưu ý mấy điểm sau đây, khi muốn nâng một vật nặng lên: 
- Nên ngồi xổm đúng tư thế, hai chân ngang bằng, rồi dùng sức nâng lên bằng hai tay. 
- Chớ đứng khom lưng với chân trước chân sau để nâng vật nặng lên; rất dễ bị thoát vị. 

• Nếu đã lỡ bị thoát vị, tuyệt đối không nên nâng vật nặng nữa. 
Có thể dùng dây thắt lưng có miếng đệm đặt áp sát vào bẹn để giữ chặt chỗ thoát vị. 

Chú ý: 

Nếu chỗ thoát vị phồng to lên hoặc đau đột ngột, người bệnh hãy thử nằm đặt chân cao hơn đầu và ấn nhẹ vào chỗ phồng xem nó có co lên không. Nếu không thấy chỗ đó bớt phồng vì ruột không đẩy lên được, người bệnh cần phải đi khám bệnh. 

Nếu chỗ thoát vị bị đau nhiều, kèm theo nôn mửa và người bệnh không đi cầu được; điều đó thật sự rất nguy hiểm, người bệnh có thể cần phải mổ. Nên đưa người bệnh đi khám bệnh ngay. Trong khi chờ đợi, có thể chữa như viêm ruột thừa: 

- Tiêm Ampicilline 1 gam (4 ống 250mg); cách 4 giờ một lần. 
- Nếu không có Ampicilline thì tiêm Pénicilline kết tinh 5 triệu đơn vị ngay lập tức, sau đó tiêm 1 triệu đơn vị, cách 4 giờ một lần. 
- Cùng với Pénicilline có thể tiêm phối hợp Strep-tomycine 2ml (1g), ngày 2 lần. 

Và, thay vì tiêm các loại thuốc kháng sinh trên, có thể cho bệnh nhân uống Ampicilline hoặc Pénicilline cũng với Chloramphénicol, Tétracyline với rất ít nước. 

Theo Cẩm nang mẹo vặt
back to top

GIỚI THIỆU YKHOA360

Y khoa 360 là blog cá nhân chuyên về sức khỏe. Là nơi chia sẻ những mẹo vặt hay, những kinh nghiệm về y học, là nơi tư vấn sức khỏe và luôn cập nhật tin tức mới nhất.

THỐNG KÊ (20/6/15)