Sưng thận cấp tính
Bệnh sưng thận cấp tính khá phổ biến ở nước ta thường gặp ở người trẻ và trẻ em. Bệnh làm tổn thương niệu quản (quản cầu Malpighi) và cơ quan tạo nước tiểu.
Những nguyên nhân thường thấy
- Do nhiễm trùng: Bệnh thường xuất hiện do biến chứng của các bệnh thuộc vùng mũi, họng, yết hầu hoặc của bệnh thương hàn, sốt rét, giang mai, quai bị.
- Sốt phát ban (ban đỏ, đậu mùa...), các bệnh ngoài da (nhọt, ghẻ, lở...).
- Biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Ngộ độc (thủy ngân): hiếm khi xảy ra.
Bệnh phát với các triệu chứng
Khoảng từ 1 đến 3 tuần sau khi có dấu hiệu bệnh ở một vùng trong cơ thể (ví dụ: viêm họng...), người bệnh cảm thấy:
- Mệt mỏi, biếng ăn, khát nước.
- Đau lưng, sốt, đi tiểu khó.
Sau đó, bệnh phát nặng với các triệu chứng chính:
- Tiểu ra máu.
- Đi tiểu ít, đôi khi không đi tiểu (vô niệu).
- Dấu hiệu phù nước: mí mắt, mặt sưng húp, nhất là về buổi sáng. (Hiện tượng này cũng có khi xảy ra ở các cơ quan nội tạng như: tim, phổi, bụng và hai chân).
- Huyết áp tăng.
Định bệnh
- Xét nghiệm nước tiểu: Có máu và đản bạch.
- Xét nghiệm máu: do tốc độ lắng huyết (VS), urê huyết tăng.
Cách chữa trị
- Bệnh nhân phải nằm nghỉ trên giường (ở bệnh viện) trong suốt thời gian bệnh cho đến khi khỏi hẳn.
- Cử ăn mặn, dùng các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
- Trụ sinh: Ampicilline, Érythromycine.
- Uống Reserpin khi huyết áp tăng.
- Trường hợp nặng phải giải phẫu.
- Uống Béta siphone khi tiểu ít, tiểu khó; sau khi tiểu được nhiều có thể uống nước râu bắp.
Trong quá trình điều trị, bệnh tiến triển theo hai khả năng:
1. Khỏi hẳn: Nếu được điều trị tốt (nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn, và sau một thời gian huyết áp lại tăng, sau đó xuất hiện dấu hiệu suy thận).
2. Không khỏi: Bệnh để lâu sinh mãn tính; phù nhiều ngoài da hoặc các cơ quan nội tạng và não (có thể tử vong), suy tim.
Chú ý:
- Bệnh thuộc loại nặng, cách chữa thuộc chuyên môn, nên cần phải được điều trị tại bệnh viện.
- Khi bệnh đã đỡ, có thể cho uống nước theo ý muốn của bệnh nhân, nhưng vẫn cho ăn lạt.
- Có thể cho ăn sữa, thịt, cá nếu urê máu không cao.
- Sau khi khỏi, bệnh có thể tái phát, cần phải chữa ngay các nguyên nhân gây bệnh (chữa mũi, họng, viêm VA, viêm Amida) để đề phòng tái phát.
Theo Cẩm nang mẹo vặt