Viêm xoang

Viêm xoang hay viêm bọng xương mặt là gì? 
viem xoang

Viêm xoang là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính hoặc kinh niên các xoang (hoặc các bọng) ở trong xương mặt ăn thông với mũi. 

Trong xương mặt có nhiễu lỗ hổng gọi là xoang hoặc bọng. Các xoang này đều được phủ bằng một màng da mỏng và đều ăn thông với mũi. Khi đàm nhớt dư chảy ra thì nó chui qua các xoang đó; nếu không chui qua được, nó sẽ gia tăng sức dồn ép và làm đau bên trong xoang mũi. Điều này vẫn thường xảy ra khi ta bị sổ mũi. Trường hợp không bị nhiễm độc bởi vi trùng thì tự nhiên bệnh sẽ khỏi, nhưng nếu có mầm độc sinh mủ đang hoạt động trong những xoang bị nghẹt thì cuối cùng những xoang đó sẽ bị thối và nếu không được chữa trị, bệnh sẽ thành kinh niên và mủ sẽ thường xuyên kết tụ trong sóng mũi. Chúng ta cần phân biệt hai dạng viêm xoang

Trường hợp viêm xoang cấp tính, là khi rờ trên mặt, gần vùng làm độc thì bệnh nhân sẽ đau đớn và nhức nhối dữ dội. 

Trường hợp viêm xoang kinh niên, là khi bệnh dây dưa kéo dài hoặc trở nên trầm trọng. Trường hợp này, bệnh nhân cần phải làm cho mủ chảy thông ra ngoài, nếu không, chất độc có thể thấm qua máu và làm hao mòn toàn diện sức khỏe bệnh nhân. 

Làm sao biết bị viêm xoang? Chữa trị cách nào? 

Năm bảy ngày sau khi bị cảm lạnh và sổ mũi dây dưa, cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc biệt mà bạn có thể dễ dàng nhận ra như: 
- Đau ở vùng mắt, phía trên và phía dưới mắt. Đặc biệt, khi ta ấn nhẹ vào xương, hay khi nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng. 
- Có nhiều nước mũi đặc hoặc mủ ở trong mũi và thường có mùi hôi hôi. Mũi thường bị nghẹt luôn. Đôi khi cũng bị nóng sốt. 

Khi bị viêm xoang, ta có thể chữa trị bằng cách hít một ít nước muối vào mũi nhằm làm cho chất nhầy trong mũi loãng ra. Sau đó, đắp gạc nước nóng lên mặt để giảm đau. Ta cũng có thể làm giảm sưng huyết bằng cách nhỏ mũi với Phenynephrine hoặc Néo-synephrine. Trường hợp xoang mũi đã bị nhiễm trùng thì cần phải dùng các kháng sinh như Tetracyline, Ampicilline hoặc Penicilline để chữa trị. 

* Mẹo vặt: Khi bị cảm lạnh và nghẹt mũi, cần phải làm cho mũi thông theo một trong các cách sau đây: Cho một ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi. Riêng với trẻ nhỏ, nên dùng một ống hút hút sạch chất nhầy trong mũi. Ta cũng có thể làm thông mũi bằng cách hít mạnh hơi nước nóng. Nên hít theo cách này nhiều lần trong ngày. 

Lưu ý: Khi bị sổ mũi và nghẹt mũi chỉ nên lau mũi chớ không nên xì mũi. Xì mũi nhiều sẽ dẫn đến viêm tai và viêm xoang. Nếu lỡ bị viêm tai hoặc viêm xoang thì nên nhỏ mũi với Phenynephrine sau khi đã hít một ít nước muối.
back to top

GIỚI THIỆU YKHOA360

Y khoa 360 là blog cá nhân chuyên về sức khỏe. Là nơi chia sẻ những mẹo vặt hay, những kinh nghiệm về y học, là nơi tư vấn sức khỏe và luôn cập nhật tin tức mới nhất.

THỐNG KÊ (20/6/15)