Thiên Văn - Khí Tượng. Phần 2

6. CÁCH XUẤT HÀNH DỰ PHÒNG MƯA GIÓ : 
Mặt trời có quầng thì sẽ mưa, mặt trăng có quầng thì gió: Khuyết nơi nào , nơi ấy ( hướng ấy ) có gió. Mặt trời không đỏ như sao, không mưa thì gió. Sao nháy ngời ngời, nhất định có gió. Mây lăn tăn lợn cợn như cát bờ biển, tất có dông, gió, mưa lớn. Gió lớn lúc xế ( chiều, xầm tối ) thì đêm càng lúc gió càng lớn. Gió thổi mạnh, mây ùn lên, càng thổi mạnh thì càng mưa. Mây có dạng như hình xe cộ lớn thì chủ về gió. Bốn phía bên dưới mây mà như sương mù, như khói là ngày có gió, sông nước có sắc xanh tất gió sẽ thổi. Chim hải yến bay thành đàn, gió liền ập tới. Chim Tiêu dao kêu trong đêm là gió mưa đến, kêu một tiếng có gió, hai tiếng là mưa, ba tiếng bốn tiếng là mưa gió dứt. Trong vỏ tôm mà bắt được cá lóc tất có gió, rắn nước cuốn quanh lau sậy, hoặc leo lên cây củi, tất nước dâng, cao bao nhiêu nước dâng bấy nhiêu. 

7. XEM NÚI SÔNG ĐÂT ĐAI BIẾT TRỜI MƯA HAY TẠNH RÁO : 
Nhìn từ xa thấy sắc núi trong trẻo sáng lạn tất trời quanh tạnh. Nếu thấy mờ tối, trời sẽ mưa. Núi nhỏ (thấp) không có mây ( thường ngày) bỗng chợt có mây, thì trời mưa rất lớn. Mặt đất ấm, giếng chảy ra nước giọt như mồ hôi, trời mưa lớn. Đá tảng có nước chảy ra, bốn phía mây đùn lên cũng vậy. Nếu gặp gió Tây Bắc thì mây tan, tất không có mưa. Tháng hè, đáy nước xanh rêu, chủ có nước dâng lớn. Nước đổi ra màu xanh chàm, cũng vậy. Nếu nước sông bốc lên mùi thơm hoặc tanh, đều chủ về mưa, nước dâng. 

8. PHÉP XEM SẮC CÂY CỐI, NGHE TIẾNG CHIM CÁ MÀ BIẾT GIÓ MƯA : 
Nhà tranh, rơm chịu nắng mưa lâu ngày, mốc sinh trên mái có thể xem mà đoán biết mưa, gió, nếu mốc buổi sáng trời tạnh, mốc sinh buổi chiều trời mưa. Rau dao, một loại cỏ nước, người nhà quê ngắt nõn trắng nhỏ của nó mà nhấm, nếu ngọt là có mưa, nếu chua là trời hạn. Hoa cây đồng mới nở có sắc đỏ là trời hạn, sắc trắng là có mưa. Hoa sen nở trước ngày lập hạ chủ trời mưa. Hoa Tường Vi dạ nở trước ngày lập hạ, hoa mạch nở ban ngày đều chỉ có mưa. Quạ tắm, trời gió; chim sẻ tắm, trời mưa. Chim cưu gáy tiếng dài, trời tạnh ráo, tiếng gáy ngắn, trời mưa. Tổ chim thước thấp, nước dâng cao; làm tổ trên cao, trời hạn. Chim hải yến bay thành đàn tới, trời mưa gió. Chim quán ngửa cổ gáy trời tạnh ráo, cúi gáy trời mưa. Thấy chim hạc buổi sáng trời tạnh, thấy chim hạc buổi chiều trời mưa. Chim gi hót trời tạnh. Mùa hạ, mùa thu trời mưa, chợt cò trắng bay là trời dứt mưa. Gà lên chuồng ngủ, trời âm u. Gà mẹ cõng con đi, trời mưa. Chuột đồng lội dưới ao, nước dâng lớn bò đến đâu nước ngừng đến mức ấy. Chuột cắn lúa mạ, chỉ mất mùa. Chó bò trên đất chỉ trời mưa tối sầm. Chó ăn cỏ xanh trời tạnh ráo, mèo ăn cỏ xanh, trời mưa. Chó ra bên sông uống nước, nước rút. Tháng 6 không có ruồi nhặng, năm ấy được mùa. Giun đùn, bò lên buổi sáng trời tạnh ráo, giun bò lên buổi chiều trời mưa. Cá quẫy vọt lên mặt nước ( gọi là đo nước ) cao mấy tấc ( thốn ) nước dâng bấy nhiêu. 

9. XEM HƯỚNG GIÓ MÀ BIẾT KHÍ TRỜI : 
Gió đông tuy khiến trời mưa, nhưng là tiết mai vàng nở. Vào ngày hè có gió đông trời sẽ tạnh ráo. Ngày thu có gió bấc ( Bắc ) thổi trời sẽ mưa, nhưng đêm thu có gió bấc thì khí trời trong trẻo quang đãng. 

10. ĐOÁN BIẾT TRƯỚC ĐỘNG ĐẤT : 
Kênh rạch hoặc sông có nhiệt khí bốc lên liên tục những ngày sắp tới có thể động đất lớn. Nếu nước khe rạch, nước ruộng ở thôn quê trong những ngày xuân, hạ thường có mù sương bốc lên nghi ngút như hơi nóng thì không phải có động đất. 

11. CÁCH GHI NHỚ THÁNG DƯƠNG LỊCH : 
Cách ghi nhớ ngày trong các tháng dương lịch như sau : Nắm bàn tay lại tất lưng bàn tay nổi lên bốn gò cao, ba gò trũng thấp. Từ gò cao xuống chỗ trũng miệng đếm số, theo đấy lần lượt đếm, hết một vòng là quay trở lại, đếm như sau: Tháng Giêng, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Những tháng trên đều nằm trên gò cao. Tháng 2, 4, 6, 9, 11 đều nằm ở chỗ trũng đó là những tháng thiếu. Các tháng trên là tháng đủ.
back to top

GIỚI THIỆU YKHOA360

Y khoa 360 là blog cá nhân chuyên về sức khỏe. Là nơi chia sẻ những mẹo vặt hay, những kinh nghiệm về y học, là nơi tư vấn sức khỏe và luôn cập nhật tin tức mới nhất.

THỐNG KÊ (20/6/15)