Cách chữa trị khi bị rắn độc cắn

cach chua tri khi bi ran doc canKhi có người bị rắn cắn, ta hãy cố tìm xem người đó đã bị rắn độc hay rắn không độc cắn. Rất dễ phân biệt nếu ta để ý vết cắn của chúng. 

- Vết cắn của rắn độc để lại là vết 2 răng nanh, ngoài ra có thể có cả những vết năng nh
ỏ hơn.

- Còn vết cắn của rắn không độc chỉ là vết của 2 hàm răng, mà không có vết cắn của răng nanh. 

Có nhiều loại rắn thực sự rất độc. Trăn, trăn gió là những loại rắn không có nọc độc. Chúng ta đừng giết những con rắn không có nọc độc, vì chúng không làm gì hại cả, trái lại chúng còn bắt chuột và những động vật có hại khác. Một vài loại này còn giết cả những con rắn độc nữa ! 

Khi bị rắn độc cắn phải làm sao? 

Khi bị rắn cắn, không được hốt hoảng, trái lại, phải thật bình tĩnh và làm theo những điều chỉ dẫn sau: 

1. Đừng cử động nhiều ở chỗ bị rắn cắn, càng cử động nhiều, nọc độc càng lan nhanh trong cơ thể. Nếu nạn nhân bị rắn cắn ở chân thì không nên đi lại, dù chỉ đi một bước, nếu điều đó có thể tránh được. 

2. Buộc một mảnh vải quanh chân, ngay trên chỗ bị rắn cắn. Nhớ đừng buộc chặt quá, và cứ nửa giờ lại nới lỏng ra một lúc. 

3. Dùng dao thật sạch (đã được khử trùng bằng cách đốt bằng một ngọn lửa) rạch ở 2 vết răng nanh, mỗi vết một nhát dài khoảng 1cm và sâu khoảng 0,5cm. 

4. Sau đó, rút nọc độc ra. Cần rút liên tục trong 15 phút. 

* Nên nhớ, nếu đã bị rắn cắn hơn nửa giờ thì không nên dùng dao rạch vết răng nanh cũng như đừng rút ở vết cắn. Làm như vậy sẽ không có lợi mà lại có hại. 

5. Nếu ta có đúng loại huyết thanh chống nọc rắn đang cần, ta có thể tiêm ngay loại huyết thanh này nhưng phải tuyệt đối tuân theo những lời chỉ dẫn kèm theo ống thuốc. Và cần phải đề phòng sốc dị ứng khi tiêm loại huyết thanh này. 

Để việc dùng huyết thanh chống nọc rắn có hiệu quả tối đa, ta nên tiêm ngay, không nên để quá 3 giờ sau khi bị rắn cắn. Đối với các loại rắn hổ, huyết thanh chống nọc rắn phải được tiêm thật sớm. 

Ta cũng nên biết thêm là: ở nhiều địa phương trên thế giới có nhiều loại rắn độc khác nhau nên dĩ nhiên, đòi hỏi những kháng độc tố khác nhau. 

*** Mẹo vặt: 

1. Nếu có nước đá, bạn hãy bọc nước đá vào một miếng vải dày và đắp chung quanh chỗ bị rắn cắn. 

2. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy dùng ngay Pénicilline.

3. Rắn độc cắn rất nguy hiểm. Hãy cấp thời làm theo những điều chỉ dẫn ở trên, đồng thời cử ngay người đi mời cán bộ y tế đến. 

4. Đừng bao giờ uống rượu sau khi bị rắn cắn. 

Theo Cẩm nang mẹo vặt
back to top

GIỚI THIỆU YKHOA360

Y khoa 360 là blog cá nhân chuyên về sức khỏe. Là nơi chia sẻ những mẹo vặt hay, những kinh nghiệm về y học, là nơi tư vấn sức khỏe và luôn cập nhật tin tức mới nhất.

THỐNG KÊ (20/6/15)